Phụ tùng ôtô Toyota
Phụ tùng ôtô Toyota, 115, Minh Thiện, In Áo Giá Rẻ
, 29/01/2016 14:26:46Lựa chọn ghế ngồi ôtô Toyota cho bé
1. Cách chọn ghế ngồi cho bé
Không chỉ là các đồ ăn bạn mới cần xem hạn sử dụng mà ngay cả với chiếc ghế ngồi cho bé bạn cũng cần phải kiểm tra hạn sử dụng của ghế, ghế có phải là sản phẩm thuộc danh sách bị thu hồi ở một quốc gia nào đó không hoặc có đúng kích thước, lứa tuổi phù hợp với con bạn không.
Theo NHTSA, tùy theo từng giai đoạn phát triển, trẻ cần có qua 4 thời điểm cần sự điều chỉnh ghế ngồi trên ô tô khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và chiều cao. Tuỳ từng trường hợp, cha mẹ sẽ phải chọn loại ghế lắp quay về phía trước hay sau xe, loại có nâng hay không
Thông thường, ghế ô tô được phân loại như sau:
- Ghế ô tô sơ sinh dùng cho bé từ sơ sinh đến khoảng 10kg (tương đương 12 tháng tuổi).
- Ghế ô tô cho dùng cho bé nặng khoảng 9kg tới 18kg (tương đương từ 1 tuổi tới 4 tuổi).
- Ghế ô tô dùng cho bé nặng khoảng 15kg tới 36kg (tương đương 3 tới 12 tuổi).
Nếu điều kiện gia đình khá gải hơn thì bạn có thể lựa chọn loại cao cấp hơn bằng cách bạn tham khảo các loại ghế có trang bị Eggshock – bọt biển hoặc Eggshock α – chất gel trong đặc biệt giúp hấp thu và phân tán các rung động và giảm chấn động rung lắc vào phần đầu em bé trong suốt chuyến hành trình.
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của các loại ghế ô tô cao cấp là đều sử dụng chất liệu vải có kết cấu 3 chiều kết hợp với foam thông khí giúp nhanh chóng lưu thông không khí, giảm nhiệt độ tiếp xúc giữa cơ thể bé với đệm ghế.
Nhiều gia đình, vì nghĩ bé nhà mình cũng ít dùng đến chiếc ghế này nên để tiết kiệm, nhiều gia đình hay đi mượn bạn bè hoặc mua một chiếc ghế đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên, cách làm đó không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé nhà bạn vì bạn khó để biết chiếc ghế đó đã bị hỏng chưa, hoặc có bị mất phụ tùng ôtô Toyota nào không. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng ghế đã xuất xưởng quá 6 năm, vì nhựa và các vật liệu khác ở khung ghế có thể yếu đi theo thời gian, hoặc không còn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới.
2. Cách lắp đặt ghế ngồi cho bé
Khi lắp ghế cho con trên ô tô, các bậc cha mẹ thường mắc phải các lỗi lắp đặt sau: lắp lỏng, hoặc cài dây an toàn sai. Trong một số trường hợp, họ thậm chí không cài dây đai an toàn của ghế, hoặc chỉnh sai các điểm chốt. Về nguyên tắc, ghế cho trẻ không được dịch chuyển quá 2,5cm sang hai bên hoặc trước – sau khi bạn kéo vào các điểm chốt phía dưới của dây đai.
Điều cần thiết là các bậc cha mẹ phải đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không ít bậc cha mẹ đều đặt niềm tin quá cao vào sự hiểu biết của mình nên họ thường mắc sai lầm, đơn giản nhất vì nghĩ mình đã biết chắc chắn cách dùng ghế và họ đã không thèm đọc tờ hướng dẫn sử dụng.
3. Vị trí lắp ghế ngồi cho bé
Với bé dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10kg bắt buộc phải lắp ghế ô tô ngược chiều với người lái xe (tức là bé sẽ ngồi quay mặt về phía sau xe). Với bé lớn hơn hoặc cân nặng hơn thì lắp ghế ô tô xuôi chiều với người lái xe.
Vị trí lắp tốt nhất, an toàn nhất là vị trí phía sau người lái xe. Vì ở đó trẻ tránh xa nhất khỏi tác động từ hai bên hông xe nếu xảy ra va chạm, và cũng tránh được nguy hiểm từ kính chắn gió và táp lô.
Tuyệt đối không lắp ngược ghế ô tô ở phần ghế có lắp đặt túi khí, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng thậm chí gây tử vong cho bé.
Đối với những nhà có 2 bé thì bạn đừng lo lắng về sự lắp đặt ghế trên xe như thế nào cho tốt, bạn có thể lắp mỗi ghế ở một bên của hàng ghế sau. Trẻ từ 12 tuổi trở xuống không nên đặt ngồi ở hàng ghế trước, để tránh bị chấn thương do túi khí nổ mạnh và nguy hiểm đến từ phía kính chắn gió và bảng điều khiển.
Xem thêm: https://phutungoto.muabannhanh.com/
4. Chốt an toàn cho bé
Khi bé đã được ngồi trong ghế, nếu trẻ không được giữ vững bằng dây an toàn thì việc dùng ghế chẳng còn tác dụng gì cả. Lỗi thường gặp đối với cha mẹ chính là dây an toàn giữ trẻ trong lòng ghế, nếu để dây quá lỏng hoặc chạy qua những đường rãnh không đúng khiến trẻ không được giữ chặt và đúng kiểu trong ghế, hoặc dây đai đã quá sờn hoặc bị hỏng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của trẻ. Tất cả ghế ngồi cho trẻ trên ô tô đều được thiết kế có một phần ghim cố định dây đai an toàn và bạn phải chỉnh sao cho nó này nằm ở vị trí ngang nách trẻ như ảnh dưới đây.
Khóa đai an toàn nên nằm trên phần xương chậu của bé, không phải trên phần bụng.Khi cho bé ngồi trong ghế, bạn cũng nên quan sát xem liệu bé đã thực sự thoải mái khi ngồi trên ghế chưa, có bị khó chịu ở đâu không, ngoài việc quan sát và hỏi bé thì bạn có thể biết chúng có thoải mái hay không bằng cách bạn kiểm tra trực tiếp. Nếu bạn không thể đút hơn hai ngón tay vào giữa phần đai an toàn và ngực em bé của bạn thì đó cũng chính là dấu hiệu để cho bạn biết con bạn đã an toàn và thoải mái để thực hiện chuyến đi của mình. Hãy thắt dây đai để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con bạn nhưng bạn cũng đừng quên về sự thoải mái cho bé.
>> Phụ tùng ôtô
Cách chọn chỗ ngồi an toàn trên ô tô tránh rủi ro khi tai nạn xe xảy ra
Những tai nạn ô tô liên tiếp xảy ra trở thành nỗi ám ảnh với không ít người. Hiện nay những mẫu xe mới nhất đã được trang bị rất nhiều thiết bị công nghệ an toàn nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tới hành khách khi có những va chạm xảy ra.
Các nhà sản xuất không bao giờ khuyến cáo với người sử dụng xe vị trí nào an toàn nhất. Tuy nhiên theo một nghiên cứu từ các thử nghiệm va chạm trên thực tế thì cho ra kết quả. Chỗ ngồi phía sau sẽ an toàn hơn từ 60 – 85% so với vị trí đầu.
Chỗ ngồi ở giữa thì an toàn hơn 25% so với việc ngồi ở vị trí gần cửa sổ. Tuy nhiên đa số tâm lý của những người ngồi xe khách, xe bus đường dài thì việc lựa chọn ghế đầu và ghế gần cửa sổ luôn được ưu tiên.
Đối với người hay say xe thì ưu tiên lựa chọn hàng đầu của họ chính là những vị trí đầu tiên, để có được những chỗ ngồi ở những vị trí này thì họ phải đặt chỗ từ rất sớm hoặc khó khăn lắm mới lấy được chỗ ngồi đầu.
Đa phần hành khách đều thích ngồi gần cửa sổ, phong cảnh bên ngoài và không khí sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi trên xe trong những chuyến đi dài.
Nếu bạn cảm thấy việc ngồi ở hai vị trí này là không an toàn thì tại sao không lựa chọn ngồi cuối hoặc ngồi ở giữa.
Ngồi ở giữa là vị trí an toàn vì xác xuất xảy ra tai nạn ở giữa xe thường khá thấp. Thay vì ngồi gần cửa sổ để chịu những tác động mạnh khi va chạm thì việc ngồi ở giữa sẽ giảm đáng kể những tác động tới vị trí ở giữa.
Theo một nghiên cứu của NHTSA – cục an toàn giao thông đường cao tốc Mỹ thì trẻ em lên được ưu tiên ngồi ghế sau và ngồi ở giữa. Đương nhiên là phải kèm theo sự bảo hộ của dây an toàn.
Cũng theo nghiên cứu cho thấy, vị trí ở giữa của ghế cuối có thể giảm thiếu 43% trấn thương so với ghế ngoài của hàng ghế giữa.
Một số phụ huynh vì muốn đảm bảo an toàn cho con thường sử dụng ghế cuyên dụng cho trẻ em dùng trong xe hơi. Tuy nhiên trước khi mua loại ghế này hãy kiếm tra ghế còn trong tình trạng tốt không. Ở việt nam việc mua được chiếc ghế chuyên dụng mới thường khá khó khăn, do đó nhiều phụ huynh lựa chọn mua một chiếc ghế đã qua sử dụng.
Mua bán phụ tùng ôtô Toyota ở đâu?
Đăng tin và mua bán phụ tùng ôtô Toyota nhập khẩu trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Phụ tùng ôtô
Nguồn: https://phutungoto.muabannhanh.com/phu-tung-oto-toyota/3
Phụ tùng ôtô Toyota - Hotline in áo thun kỹ thuật số gặp CSKH Ngọc Toàn 090 9215 365 - Trung Nghĩa 090 1180 365 - Phước An 090 6863 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM Gửi email đặt nhận báo giá in áo giá rẻ dù chỉ 1 cái qua email in@inkythuatso.com | Mẹo hay chọn lọc
Các bài viết liên quan đến Phụ tùng ôtô Toyota, Mẹo hay chọn lọc
- 08/06/2018 Chính sách quyền riêng tư tại In Áo Giá Rẻ 1757
- 01/11/2021 Top 10 công ty in tag giấy, thẻ treo, nhãn mác, in áo giá rẻ 768
- 05/09/2016 Đánh giá thông số kỹ thuật xe Chevrolet Aveo 2016 1837
- 29/08/2016 Giá xe Mitsubishi Lancer Gala 1870
- 18/08/2016 Đánh giá khả năng vận hành Toyota Corolla Altis 2017 1692
- 19/01/2016 Áo thun nữ dễ thương 1227
- 22/01/2016 Hướng dẫn cách ăn mặc phù hợp nơi công sở 1246
- 18/08/2015 In decal PP giá rẻ làm tem nhãn 2627
- 24/06/2015 [ Mẹo hay chọn lọc ] Cách chọn mua Laptop làm phim 6576