Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa
Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa, 120, Uyên Vũ, In Áo Giá Rẻ
, 16/02/2016 10:19:00Đang hối hả chạy về nhà vì trời mưa to thì đột nhiên có người rẽ sang đường, bị bất ngờ và theo phản xạ, anh Hùng bóp mạnh cần phanh bên tay phải khiến chiếc Air Blade lộn nhào, còn anh té xuống đường ngất xỉu.
Gần một tháng nằm trong bệnh viện chấn thương chỉnh hình, anh Hùng chưa hoàn hồn kể lại: “Mặc dù vẫn thường đi xe tay ga nhưng mãi không bỏ được thói quen bóp phanh trước do thuận tay phải. Bình thường tôi vẫn dùng 2 tay điều khiển phanh, nhưng hôm đó trời mưa nên cố chạy nhanh về, lại gặp lúc có người đột ngột sang đường làm tôi giật mình mất bình tĩnh. Theo phản xạ, tôi bóp thắng bên tay phải làm xe ngã nhào. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong bệnh viện”.
Chị Thu Hằng, quận 10, TP HCM nhớ mãi tai nạn đau thương cách đây nửa tháng, báo hại chị đến giờ vẫn chưa thể đi lại được vì giãn 2 dây chằng ở đầu gối. “Cũng chỉ tại cái phanh dở chứng kẹt cứng không nhả ra. Giờ sợ quá nhắc đến đi xe máy tôi rùng cả mình”, người phụ nữ 40 tuổi xuýt xoa.
Chị Hằng kể, hôm đó đi làm về lúc trời đang mưa nhỏ. Đến đoạn cua gấp, chị bóp phanh nhưng cần phanh trước kẹt cứng không nhả, khiến chiếc xe Mio Ultimo ngã kềnh đè lên, làm giãn dây chằng chân chị. Bác sĩ chữa trị tại nhà cho biết phải lâu lắm chân chị mới hồi phục bình thường trở lại.
Những tai nạn thương tâm do chiếc phanh xe trong mùa mưa cũng đang được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng Internet. Hầu hết những nạn nhân của các vụ té phản ánh do họ bóp thắng trước đột ngột khiến xe quay đầu lộn nhào.
Nick name Demen than thở trên một diễn đàn mạng: “Mình chạy chiếc Sapphire tốc độ 20km/h. Khi dùng thắng trước đột ngột thì té chỏng gọng, đập mặt xuống đường trong lúc trời đang mưa nhỏ. Đến nay đã 10 ngày rùi mà vẫn còn ám ảnh không dám bước lên nó nữa. Có cách nào khắc phục không, chẳng lẽ phải đổi xe mới?”.
Một thành viên tên Tonypham1843 thì xuýt xoa: “Nói gì thì nói, bữa chiều 30 tết, té một phát cũng vì giật mình. Dù bóp nhả phanh cũng ngon lắm, chống chân kịp mà vẫn ‘đo đường’. Em vừa mới ra nhờ bác em làm lại thắng trước và sau cho ngon lành để chuẩn bị về quê, hy vọng không bị ‘đo’ phát nữa … hic hic”.
Với kinh nghiệm gần 10 năm sửa xe tay ga tại Đồng Nai, Anh Nguyễn Văn Hùng cho rằng, do tâm lý người chạy xe lúc gặp tình huống bất ngờ thường theo phản xạ, họ bóp cần phanh trước bên phải khiến xe mất trớn ngã nhào.
Tuy nhiên theo quan sát của anh Hùng khẳng định, thắng dĩa bao giờ cũng 'ăn' hơn thắng đùm, song lại được thiết kế đằng trước nên khi bóp cả 2 phanh cùng lúc, thắng đùm chưa kịp ăn, thắng dĩa đã ăn. “Lúc xe đang chạy nhanh mà bánh trước bị thắng dừng đột ngột thì theo trớn, xe sẽ quay ngang đầu khiến tài xế mất lái, không chống chân kịp sẽ bị té”, anh nói.
"Nếu xe tay ga có thiết kế thắng dĩa ở bánh sau hoặc ở cả 2 bánh thì khả năng bóp dính và độ an toàn sẽ cao hơn", anh nói.
Trên thực tế một số dòng xe tay ga của hãng Suzuki năm 2003-2004 đã có thiết kế 2 thắng dĩa ở trước và sau tuy nhiên kiểu thiết kế này không phổ biến. Hiện nay hầu hết xe tay ga trên thị trường đều dùng thắng dĩa ở phía trước. Theo suy đoán của anh Hùng: “Họ không thiết kế như thế có thể do thắng dĩa chi phí cao hơn, sửa cũng tốn tiền và khó hơn, bởi trên thực tế không phải thợ nào cũng sửa được loại thắng này. Hơn thế phía trước bánh xe thông thoáng hơn nên việc thiết kế thắng dĩa ở đây sẽ dễ hơn nhiều so với ở bánh sau vướng víu nhiều bộ phận”.
Anh cho biết, hiện nay mẫu xe Air Blade mới với kỹ thuật thiết kế hạn chế được phần nào rủi ro này, bởi cần phanh trái sẽ kiểm soát lực của cả phanh trước và sau. Đây là một cải tiến rất tốt giúp những người lái xử lý tốt trong những trường hợp khẩn cấp.
"Tuy nhiên trong vài trường hợp bộ thắng bị mòn thì khả năng thắng sau chưa ăn thắng trước đã 'dính' cũng rất nguy hiểm. Vì thế cần chú ý thường xuyên kiểm tra, nếu thấy bóp sâu mà phanh vẫn chưa ăn thì hãy đến tiệm để tăng phanh”, anh Hùng nói.
Ngoài ra, người thợ này cho rằng một nguyên nhân khác khiến người điều khiển xe tay ga dễ té khi trời mưa còn do chất liệu vỏ bánh xe với độ bám dính kém. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất vỏ xe với loại gai dễ bị mòn làm giảm lực ma sát với mặt đường, nhất là vào mùa mưa, xe càng dễ bị trơn trượt.
Ông Yasuhiro Imazato, Giám đốc chi nhánh hãng xe Honda tại TP HCM bày tỏ quan điểm trước những phản ánh trên: "Theo nguyên tắc lái xe an toàn, người sử dụng xe tay ga phải bóp cả hai phanh trong mọi tình huống. Điều này đã được đề cập trong cẩm nang hướng dẫn sử dụng an toàn đính kèm khi mua xe".
Tuy nhiên, trong những tình huống nguy hiểm, người điều khiển cần phải sử dụng kỹ năng phanh khẩn cấp theo trình tự các bước sau: giảm hết ga thật nhanh, bóp cả 2 phanh với lực tăng dần đều và cần bóp phanh trước với lực mạnh hơn phanh sau bằng cách sử dụng cả 4 ngón tay.
Ông cho biết, để tạo hiệu quả phanh tốt hơn, hãng Honda đã thiết kế hệ thống phanh kết hợp CBS (Combi Brake System) cho các dòng xe tay ga của mình giúp cả người mới lái xe có thể dễ dàng kiểm soát phanh, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Với hệ thống này, cần phanh phải sẽ kiểm soát hoạt động của bánh trước, trong khi đó cần phanh trái không chỉ kiểm soát hoạt động của thắng đùm sau mà còn cả thắng trước bằng một bộ phận cân bằng.
"Tuy nhiên cần lưu ý CBS là hệ thống củng cố khả năng kiểm soát phanh nên trong khi sử dụng, khách hàng vẫn cần sử dụng cả thắng trái và phải một cách hợp lý", ông Yashhiro Imazato cho biết.
>> Xem thêm: Mua xe máy Honda Wave Alpha 2014
Chú ý khi sử dụng xe phun xăng điện tử
Giảm đáng kể lượng khí thải ra môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, khởi động tốt, vận hành êm ái. Đó là những ưu điểm của hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection - EFI) được trang bị trên một số loại xe máy. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có những hạn chế mà người dùng cần nắm được để sử dụng xe đúng cách.
Hệ thống phun nhiên liệu thông minh
Hệ thống phun xăng điện tử EFI, thương hiệu độc quyền của Honda là PGM-FI, được đưa vào xe gắn máy từ năm 1992 với xe scooter model Pantheon ở châu Âu. Thời gian gần đây, Honda tiếp tục trang bị hệ thống phun xăng thông minh này trên một số dòng xe như Future Neo FI, Lead, AirBlade.
Honda LEAD - Chiếc xe được trang bị hệ thống phun xăng điện tử
Theo chuyên gia kĩ thuật của Honda, trong hệ thống PGM-FI, nhiên liệu được nén bằng bơm xăng và cấp vào buồng đốt thông qua các kim phun. Có 5 cảm biến trong hệ thống PGM-FI, chúng có nhiệm vụ giám sát các thông số vận hành của xe như tình trạng động cơ, nhiệt độ và áp suất không khí. Tất cả những thông tin này sẽ được gửi qua một máy vi tính siêu nhỏ gọi là bộ điều khiển trung tâm. Tại đây những tham số này được xử lý và tính toán ra lượng khí cần nạp, định lượng và thời điểm cần bơm nhiên liệu vào buồng đốt, thời điểm đánh lửa, đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu đạt hiệu quả tối ưu.
Hệ thống FI cơ bản gồm các bộ phận chính như: ECU - Engine Control Unit - Bộ điều khiển động cơ (Hệ thống ECU thực chất là bộ vi xử lý 32 bit - lớn hơn bộ vi xử lý đầu tiên của Intel là 8 bit. ECU sẽ điều khiển mức độ phun xăng đã được lập trình thông qua các cảm biến); Hệ thống bơm xăng (Bơm xăng sẽ tăng áp suất để đảm bảo độ phun xăng tốt trong mọi trường hợp. Hệ thống bơm xăng bao gồm máy bơm, lọc xăng, bộ tạo áp lực phun); Đầu phun xăng; Ống dẫn xăng; Các cảm biến (cảm biến vị trí cánh bướm ga, cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp, cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến tốc độ động cơ và cảm biến độ nhiệt độ dầu).
Nằm dưới sự kiểm soát của ECU nên hệ thống điện ảnh hưởng lớn đến mức độ hiệu quả của EFI. Bên cạnh đó, thiết bị chính, ống phun nhiên liệu cũng đóng vai trò khá quan trọng. Do tỷ lệ hòa trộn nhiên liệu đã được tính chính xác nên cặn bẩn trong nhiên liệu và chất lượng nhiên liệu kém là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hệ thống phun nhiên liệu điện tử.
Trong quá trình phun xăng, nếu chất lượng nhiên liệu không tốt, bộ lọc làm việc không hiệu quả sẽ rất dễ dẫn tới việc kim phun bị tắc, đóng cặn. Khi kim bị tắc, lượng xăng cung cấp không đủ theo nhu cầu thực tế nên xe yếu và thường xuyên chết máy. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động của kim phun còn có thể do dòng điện không đáp ứng yêu cầu.
Thêm vào đó, khi hoạt động, EFI cần nhiều thông số như lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải... được cung cấp từ các cảm biến. Chính vì có cấu tạo rất phức tạp và cần quá nhiều thông số để tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu nên EFI rất dễ gặp sự cố. Chỉ cần một cảm biến nào đó hoạt động không bình thường, gửi sai thông tin sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
EFI hoạt động dưới sự kiểm soát của một ECU
Sự cố gặp phải đối với ECU cũng là một vấn đề đối với xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử vì rất khó phát hiện “bệnh” xuất phát từ bộ điều khiển này. Với ECU, các thông số, kể cả các kết cấu vi mạch và dữ liệu chuẩn được lưu trong bộ nhớ nên người sử dụng không thể biết. Vì vậy, khi xảy ra hỏng hóc chỉ có thể kiểm tra các thông số vào và ra của ECU để đánh giá tình trạng hoạt động của nó. Nếu các cảm biến đều hoạt động tốt nhưng thiết bị điều khiển như kim phun xăng không kích hoạt chứng tỏ ECU bị hỏng.
Một số điểm lưu ý khi sử dụng xe máy có trang bị EFI
Sự ưu việt của hệ thống phun xăng điện tử được trang bị trên xe máy là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, với điều kiện sử dụng xe tại Việt Nam hiện nay, người dùng cần lưu ý một số điểm khi sử dụng xe có trang bị hệ thống này.
Điều đầu tiên các chuyên gia lưu ý người dùng là ở khâu khởi động xe. Sau khi bật khóa điện, hãy chú ý chờ đèn tín hiệu FI tắt rồi mới bấm nút khởi động. Nếu làm đúng cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm. Đồng thời hệ thống phun xăng cũng có khoảng thời gian để hoàn tất khâu khởi động nhằm phun nhiên liệu được chính xác và bền hơn. Trên thực tế, rất nhiều người thường nhấn nút khởi động ngay sau khi bật khóa điện, hoặc nhấn nút khởi động liên tục. Hậu quả là hệ thống bơm nhiên liệu rất dễ bị hỏng.
Cấu tạo bên trong hệ thống EFI
Vấn đề chất lượng nhiên liệu, độ cặn cùng chỉ số xăng cũng là điều cần quan tâm khi sử dụng xe có trang bị EFI. Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn về nhiên liệu không khắt khe như tại các nước phát triển. Chất lượng nhiên liệu đôi khi ảnh hưởng đến các trang bị hiện đại trên xe, trong đó có hệ thống EFI.
Nếu đã sử dụng xe gắn máy có EFI thì tốt nhất người sử dụng nên chọn loại xăng A95 và thường xuyên kiểm tra lọc nhiên liệu để bảo đảm EFI luôn hoạt động tốt. Vì chỉ cần một ít cặn bám vào đầu phun hay chỉ số xăng không phù hợp là có thể khiến EFI làm việc không hiệu quả, xe mất công suất, thậm chí khó nổ máy.
Với xe có hệ thống phun xăng điện tử FI, người dùng cũng cần chú ý bảo dưỡng lọc gió và lọc xăng ở mức 2000km/1 lần bảo dưỡng. Sau 8000km thì nên thay bộ lọc xăng mới. Bảo dưỡng tốt lọc gió và lọc xăng sẽ giúp tăng độ bền cho hệ thống phun xăng điện tử FI.
Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa - Hotline in áo thun kỹ thuật số gặp CSKH Ngọc Toàn 090 9215 365 - Trung Nghĩa 090 1180 365 - Phước An 090 6863 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM Gửi email đặt nhận báo giá in áo giá rẻ dù chỉ 1 cái qua email in@inkythuatso.com | Mẹo hay chọn lọc
Các bài viết liên quan đến Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa, Mẹo hay chọn lọc
- 08/06/2018 Chính sách quyền riêng tư tại In Áo Giá Rẻ 1758
- 01/11/2021 Top 10 công ty in tag giấy, thẻ treo, nhãn mác, in áo giá rẻ 769
- 05/09/2016 Đánh giá thông số kỹ thuật xe Chevrolet Aveo 2016 1838
- 29/08/2016 Giá xe Mitsubishi Lancer Gala 1871
- 18/08/2016 Đánh giá khả năng vận hành Toyota Corolla Altis 2017 1693
- 19/01/2016 Áo thun nữ dễ thương 1228
- 22/01/2016 Hướng dẫn cách ăn mặc phù hợp nơi công sở 1247
- 18/08/2015 In decal PP giá rẻ làm tem nhãn 2628
- 24/06/2015 [ Mẹo hay chọn lọc ] Cách chọn mua Laptop làm phim 6577