In Áo Giá Rẻ

Người giao hàng: Những vấn đề cần hỏi về giao hàng

Bán hàng online giúp cho người bán tiếp cận được nhiều khách hàng tại khắp các khu vực trên toàn quốc. Với những khách hàng ở khu vực xa bạn bắt buộc phải nhờ đến các hãng vận chuyển, còn các đơn hàng trong nội thành bạn có thể gửi qua các hãng vận chuyển hoặc cân nhắc đến việc tự thuê nhân viên để giao hàng cho khách.

Bán hàng online giúp cho người bán tiếp cận được nhiều khách hàng tại khắp các khu vực trên toàn quốc. Với những khách hàng ở khu vực xa bạn bắt buộc phải nhờ đến các hãng vận chuyển, còn các đơn hàng trong nội thành bạn có thể gửi qua các hãng vận chuyển hoặc cân nhắc đến việc tự thuê nhân viên để giao hàng cho khách. Những nhân viên giao hàng cần được đào tạo để có được kỹ năng giao hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như bản thân họ. Một vài câu hỏi đáp sau đây sẽ giúp bạn có thêm được kinh nghiệp trong việc giao hàng, hãy cùng tham khảo nhé!

Những điều cần lưu ý khi tự giao hàng cho khách là gì?

Hãy tham khảo 10 điều cần lưu ý khi tự giao hàng cho khách để giúp việc kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn.

1. Lên lộ trình giao hàng

Hãy lập kế hoạch giao hàng và chọn đường đến địa chỉ ngắn nhất. Chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều đơn cần phải đi giao trong 1 ngày, hãy lên lộ trình cụ thể cho từng điểm đến để giảm bớt thời gian đi lại, chi phí nhiên liệu. Để làm được điều đó, thì việc hiểu biết về đường đi, hay một tấm bản đồ khu vực, thậm chí là thiết bị định vị GPS là một lựa chọn có chi phí thấp nhất và dễ dàng để bạn lên lộ trình giao hàng cho người vận chuyển của mình.

Ngoài ra, cũng nên xem xét đến các phương án đường đi dự phòng khác, các điểm nút giao thông hay bị tắc nghẽn… để chọn ra đường thích hợp nhất. Có thể đường đi bạn chọn là ngắn nhất nhưng nó lại là nơi thường xuyên bị tắc nghẽn thì hãy tìm một lối đi khác thông thoáng hơn, bởi khách hàng sẽ không vui nếu bạn bắt họ phải đợi quá lâu

2. Bảo quản hàng hóa cẩn thận

Khi giao hàng cho khách mà sản phẩm bị biến dạng, méo mó, hoặc sứt mẻ thì tỉ lệ nhận hàng rất thấp, vì vậy trong quá trình vận chuyển hay yêu cầu người vận chuyển nhẹ nhàng trong quá trình đóng gói, di chuyển, tháo gỡ và khi giao cho khách.

3. Hãy lịch sự với khách hàng

Người giao hàng cũng đóng vai trò như một đại sứ của doanh nghiệp. Nếu họ có thái độ hay cử chỉ thô lỗ hoặc thiếu tôn trọng, nó sẽ làm cho khách hàng cảm giác bực bội, không hài lòng, các hành vi và suy nghĩ tiêu cực về cửa hàng của bạn sẽ bắt đầu hình thành trong họ. Nếu người giao hàng luôn có thái độ lịch sự, nhã nhặn, khách hàng sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Chắc chắn điều đó sẽ là cơ hội tốt để họ tiếp tục lựa chọn sản phẩm của bạn trong tương lai.

4. Gọi điện trước cho khách hàng và luôn mang theo điện thoại

Trước khi đi giao hàng cho khách người vận chuyển nên gọi trước cho khách ít nhất 30 phút để hẹn trước với khách, đảm bảo rằng khách hàng đang ở nhà để nhận hàng. Đồng thời, luôn mang theo điện thoại bên mình vì đôi khi tuyến đường giao hàng sẽ được thay đổi, hoặc khi người vận chuyển không thể xác định rõ vị trí ngôi nhà hay địa chỉ của họ. Đối với những trường hợp khó khăn như vậy, việc trang bị một điện thoại di động cho người giao hàng là điều cần thiết, để họ có thể liên hệ với cửa hàng hay khách hàng một cách trực tiếp.

5. Cẩn thận với khoản tiền hàng thu hộ (COD)

Nhân viên vận chuyển sẽ phải thu tiền hàng của rất nhiều đơn trong một lần đi giao, vì vậy khoản tiền hàng này không hề nhỏ. Người vận chuyển phải cẩn thận với khoản tiền này. Nên để riêng tiền hàng vào 1 túi riêng, cất cẩn thận. Bạn cũng nên mang theo các loại tiền lẻ mệnh giá 10 nghìn, 20 nghìn để trả lại cho khách hàng. Việc này sẽ giảm thiểu sự nhòm ngó của những tên cướp.

6. Mang theo bút và giấy tờ ký nhận

Đa số khách các shop online hiện nay đều chọn phương pháp thanh toán qua thẻ ngân hàng, nhưng vẫn có nhiều cửa hàng chọn cách thanh toán trực tiếp với khách khi nhận hàng. Vì vậy, để quá trình giao dịch được diễn ra nhanh gọn, hãy cầm theo một cây bút để hai bên ký nhận. Đó cũng là cách tặng sự tin tưởng, chuyên nghiệp và tốc độ giao hàng của bạn.




7. Mang theo phụ tùng sửa xe cần thiết

Sẽ không có gì để đảm bảo rằng trong quá trình vận chuyển xe không bị hỏng hóc hay nổ lốp giữa đường. Vì vậy, việc mang theo một số công cụ đồ nghề sửa xe là điều cần thiết để người vận chuyển có thể sửa ngay mà không cần nhờ vào sự trợ giúp của những người thợ địa phương với cái giá “cắt cổ”.

8. Đề phòng bị lừa đảo

Có những khách hàng khó tính, họ có thể yêu cầu giao hàng lên các phòng khách sạn, hay các chung cư cao tầng, nhưng điều đó lại an toàn hơn là việc người giao hàng phải bước vào trong phòng, bởi họ có thể bị cướp. Ngoài ra, người vận chuyển cần tinh ý quan sát vị trí giao hàng xem chúng có giống một ngôi nhà như khách hàng miêu tả, đó là nơi vắng vẻ hay đông người. Để an toàn hơn, tốt nhất người giao hàng chỉ nên trả hàng cho khách tại cửa và không bao giờ bước vào trong nhà.

9. Không nghỉ lại giữa đường

Những người giao hàng cần chuẩn bị tươm tất sức khỏe, ăn uống đủ, và nạp đầy nhiên liệu cho phương tiện của mình trước khi xuất phát. Khi đã giao hàng, hạn chế dừng lại nghỉ giữa chặng vì nó mang lại nhiều rủi ro không tốt cho doanh nghiệp của bạn. Đồng thời khách hàng của bạn cũng phải đợi chờ lâu hơn.

10. Tuân thủ luật lệ giao thông

Tuân thủ luật giao thông là một nghĩa vụ và trách nhiệm mà tất cả mọi người khi tham gia phương tiện cần phải chấp hành. Vì vậy, dù bạn có đang vội hay khách hàng của mình đang giục, hãy biết kiềm chế và đừng vội vàng đi quá tốc độ, hay lạng lách trên đường. Điều đó đôi khi khiến khách hàng phải chờ đợi lâu hơn nữa bởi những sự cố không may xảy ra.

>> Xem thêm: Người giao hàng

Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển ?

1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.



2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.

3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Nguồn: http://nguoigiaohang.com/nguoi-giao-hang-nhung-van-de-can-hoi-ve-giao-hang-106.html