In Áo Giá Rẻ

Mách nước kinh nghiệm hay mua xe đời cũ tại các trung tâm ô tô uy tín

Lựa chọn được trung tâm ô tô cũ uy tín, đảm bảo chất lượng tuy không khó nhưng cũng không dễ dàng nếu như bạn không nắm những kinh nghiệm hữu ích mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây.

Tìm mua xe ôtô cũ hiệu quả trên Mạng xã hội MuaBanNhanh

Lên mua xe cũ ở đâu uy tín, chất lượng bây giờ?

 Một vài thắc mắc thông thường của những người đang tìm địa chỉ mua xe ô tô cũ:

Mua xe cũ thì chắc chắn rẻ hơn xe mới. Mức độ rẻ ở đây cần được đánh giá trên cả hai điểm: rẻ ở giá xe và rẻ ở khấu hao chiếc xe. Ví dụ, một chiếc Innova mới giá hiện nay khoảng 650 triệu đồng, giá xe đã qua sử dụng rẻ hơn chừng 50-70 triệu đồng. Có người thấy xe cũ mà chỉ rẻ hơn chừng 50 triệu đồng thì bỏ, qua mua xe mới. Tuy nhiên họ không nghĩ tới những khoản chi phí khác mà họ sẽ được lợi nếumua xe cũ như 10% lệ phí trước bạ (chỉ riêng khoản này đã là 65 triệu đồng với xeInnova), phí đăng ký xe, phí bảo hiểm, nhiều khi cả phụ kiện mà chủ cũ đã trang bị theo xe.

Ngoài ra, mua xe mới còn mất thời gian chờ đợi, nhất là với những mẫu xe đang “hot”, nhiều khi phải mất nhiều tháng mới mua được xe.

Có hai điều khiến khách hàng cảm thấy không an tâm khi mua xe cũ. Một là vấn đề về pháp lý, hai là lịch sử sử dụng xe của chủ cũ - điều này có liên quan tới chất lượng xe.

Nếu mua xe cũ từ chính chủ thì pháp lý gần như được đảm bảo. Nhưng thông thường, xe cũ thường thông qua trung gian, qua cò lái, qua các cửa hàng mua bán xe cũ... Trong các trường hợp này, việc đảm bảo pháp lý có thể không an toàn bằng.

Còn về chất lượng xe, vấn đề này liên quan tới lịch sử sử dụng xe của chủ cũ: xe đã từng va chạm, đâm đụng chưa? Với những thương hiệu lớn, những trung tâm mua bán xe cũ chính hãng, về pháp lý được đảm bảo 100%, chất lượng cũng được kiểm tra sàng lọc theo tiêu chuẩn từ “đầu vào”, những trường hợp cá biệt như xe sử dụng lâu, đều công khai cho khách hàng.

Ngoài ra, thời gian gần đây, các khách hàng khi mua xe cũ còn quan tâm tới cả dịch vụ sau bán hàng. Trước đây loại dịch vụ này chỉ dành cho xe mới, nhưng nay, các trung tâm mua bán xe đã qua sử dụng chính hãng cũng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sau bán hàng cho loại xe này.

Xe cũ bán trên thị trường hiện nay hầu hết không chính chủ, do vậy số km không bao giờ là thực, nó có thể thay đổi một cách dễ dàng, chi phí cho dịch vụ sửa số km này chừng 200 ngàn đồng, mất 30 phút là xong. Trừ các siêu xe tôi không rõ có chế độ bảo vệ thế nào, chứ các dòng xe cao cấp kiểu gì cũng làm (sửa số km trên đồng hồ đo quãng đường đã chạy) được.

Có ba tiêu chuẩn đánh giá số km thực tế: Một là căn cứ vào số km nếu nó không bị chỉnh sửa, hai là căn cứ vào năm sử dụng và ba là mục đích sử dụng để kinh doanh hay dùng cho gia đình...). Ví dụ, xe sử dụng 1 năm mà cây số chỉ 5.000-6.000 km, nếu khách hàng chạy xe gia đình, nữ lái thì có thể. Còn nếu là xe kinh doanh, thì con số này không chính xác. Còn một căn cứ nữa là căn cứ vào sổ bảo dưỡng định kỳ, đối với những xe tuân thủ đúng yêu cầu tiêu chuẩn bảo dưỡng của nhà sản xuất.

Trong thời hạn bảo hành 100.000km có hai cấp độ bảo hành: 40.000 km và 80.000 km. Ở cấp độ 80.000km sẽ phát sinh chi phí cao, như phải thay bố thắng, thay vỏ... Nói “xe như mới” có nghĩa là nằm trong khoảng cây số đã sử dụng 10.000 km đổ lại.

 Mỗi dòng xe, mỗi loại xe có những tiêu chuẩn riêng, tuy nhiên, khi đã qua sử dụng thì độ mài mòn là như nhau.

Bình thường xe chạy từ 40.000km trở lên thì có trục trặc là bình thường. Nếu bảo dưỡng đúng định kỳ thì sẽ loại bỏ được những lo lắng như vậy. Xe cũ khi được rao bán thường được “mông má”, làm đẹp, tuy nhiên có những nơi dùng a xít làm vệ sinh xe, khiến các chi tiết sáng trắng lên, trông đẹp nhưng lại nguy hiểm cho xe, có thể khiến các bộ phận bị mục và phát sinh nhiều vấn đề sau đó nữa. Vệ sinh cho xe phải bằng chất phụ gia, ngoài làm sạch còn giúp tăng độ bền.

Mua xe, nhất là xe cũ, thường nhờ “duyên”, tức là cái ấn tượng ban đầu bao giờ cũng thu hút người mua, sau mới quan tâm tới chi tiết. Tất nhiên bên ngoài có thể làm đẹp lên nhưng để xem xe có chất lượng ra sao thì phải đánh giá tới khoảng 200 chi tiết, trong đó có những chi tiết quan trọng ần quan tâm hàng đầu, gồm:

Dàn đồng: Nước sơn nguyên thủy hay sơn lại (cái này khách hàng “tay ngang” rất khó nhận biết), có bị móp không, xe bị va chạm mạnh hay chỉ xây xát nhẹ...

Nội thất xe: Ghế còn mới không hay đã bị sờn, rách...

Động cơ: Khi chạy kêu thế nào, phát sinh độ ồn ra sao.

Tâm lý khách hàng làm vậy với mong muốn giảm bớt rủi ro. Tuy nhiên, nghe tiếng máy để đoán định chất lượng xe thì độ chính xác không cao, giống như thày bói xem voi vậy. Phải kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng mới cho kết quả chính xác.

>> Xem thêm: Trung tâm ô tô

Những kinh nghiệm 'vàng' khi mua ô tô cũ

Khi chi phí cho việc mua xe mới còn quá cao, nhiều người lựa chọn mua xe đã qua sử dụng.

Không phải ai cũng có thể lường trước hết tất cả những gì liên quan đến món đồ trị giá hàng đống tiền này.

Người mua xe ôtô cũ từ xưa đến nay vẫn có thể có nhiều cách để tìm cho mình một chiếc xe ưng ý. Có người thì tìm mua của người quen, bạn bè giới thiệu, trong khi có người thì qua các kênh giao bán trực tuyến, qua báo chí, và cũng không ít người tìm đến những showroom kinh doanh chuyên nghiệp để có thể thoải mái với nhiều lựa chọn hơn.

Ô tô cũ giá tốt được rao bán trên mạng xã hội MuaBanNhanh

Những gì có thể làm ngơ?

Dù là hình thức mua bán nào đi nữa, thì tâm lý chung của hầu hết người bán là tìm cách làm cho chiếc xe của mình trông bóng bẩy, sạch sẽ, để hấp dẫn người mua. Chính vì vậy, những người mua xe cũng cần phải biết làm gì và không bị nước sơn bề ngoài hào nhoáng làm lóa mắt.

Tiếp đó, số km hiển thị trên đồng hồ tốc độ cũng sẽ chẳng có ý nghĩa trong rất nhiều trường hợp. Thực tế là việc đảo số trên đồng hồ để hòng “lòe” những khách hàng “gà mờ” vẫn thường xuyên diễn ra đối với những người bán muốn tung hỏa mù, khiến người mua không còn nhận biết rõ ràng về tình trạng sử dụng thực của xe. Điều này thường hay xảy ra đối với những chiếc xe đã được sử dụng quá nhiều, thậm chí bị khai thác tối đa nhưng hình thức thì còn tốt, như xe kinh doanh vận tải, xe cũ nhập khẩu, xe cho thuê của các công ty,…

Những gì không thể bỏ qua?

Trong khi nước sơn bề ngoài (hình thức) hay con số hiển thị trên công-tơ-mét là những vấn đề đôi khi không có nhiều ý nghĩa trong việc chọn mua xe cũ thì có những khía cạnh đặc biệt quan trọng mà người mua cần xem xét kỹ càng. Đó là:

  1. Nguồn gốc xuất xứ xe

Đây là vấn đề quan trọng số 1 đối với một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng, như giấy đăng ký, sổ đăng kiểm đầy đủ, sổ bảo hiểm (nếu có),… Nó không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó, mà còn liên quan đến hàng loạt các vấn đề trong quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới và còn là điều kiện để lưu hành xe về sau.

Thông thường, người mua xe đã qua sử dụng sẽ phải bỏ thêm những khoản chi phí (thuế trước bạ, tính theo giá trị xe cũ do cơ quan thuế quy định) để chuyển quyền sở hữu hợp pháp, và số tiền có thể sẽ chênh lệch rất nhiều nếu giấy đăng ký xe ở các địa phương khác nhau.

  1. Tình trạng thân vỏ

Toàn bộ vỏ xe có thể được tân trang bắt mắt, nhưng có những vị trí mà cả những người thợ lành nghề trong lĩnh vực này cũng không để ý hoặc không thể khắc phục. Đó là mặt bên trong của móc tay nắm cửa cạnh ghế lái (chứ không phải ở các vị trí khác). Một chiếc xe sử dụng nhiều thì chi tiết này sẽ mòn nhiều, thậm chí là mòn nhiều nhất trong số tất cả các chi tiết ngoại thất xe.

Những vị trí nhạy cảm trên thân vỏ sẽ không chỉ cho biết chiếc xe đó được sử dụng như thế nào, mà còn lưu dấu ấn trong các vụ va chạm. Những khe ráp nối các tấm vỏ, các mép gấp ở khung cửa ra vào hay cửa kính hoặc sườn, hay dè chắn bùn là những chỗ hay đọng nước và bùn bẩn và sẽ bị hoen rỉ trước tiên.

Nhưng điều quan trọng hơn thế là những vị trí này thường không thể phục hồi như nguyên bản khi đã bị móp méo do đâm đụng. Hãy nhớ rằng hầu hết các dòng xe hiện đại đều sử dụng kết cấu khung gầm và thân vỏ dạng không gian và được hàn bằng ro-bot, rất phẳng, đều và không thể thay mới cho dù bị hư hỏng nặng do va chạm. Chính vì vậy, bất kể mối hàn lạ hay vị trí biến dạng bất thường nào cũng đều là những dấu hiệu khả nghi. Khung kính phải khít, không bị vênh váo, lên xuống kính trơn tru.

  1. Tiện nghi nội thất

Bước vào bên trong một chiếc xe đã qua sử dụng, người mua trước tiên cần quan sát tổng thể để có sự đối chiếu sự xuống cấp hay bạc màu khác nhau ở các vị trí khác nhau. Bề mặt trên của táp-lô là khu vực dễ bị bạc màu nhanh nhất do gần kính lái nhất, hứng nhiều bụi bặm, thường xuyên bị nắng nóng, trong khi lại ít được chăm chút trong quá trình vệ sinh nội thất xe. Trên một chiếc xe còn tốt, các phần ốp táp-lô hay tap-pi cửa, trần xe, bệ trung tâm phải chắc chắn.

Nếu là ghế bọc da, thì phần đỡ đùi dưới và hay bên lưng ghế (nơi thường xuyên tiếp xúc với cánh tay người lái) sẽ bị bong mặt hoặc rạn nứt khi sử dụng nhiều. Tùy theo chất lượng nội thất mà sự xuống cấp diễn ra nhanh hay chậm. Với những xe đã được bọc lại nội thất, thì nệm mút bị nhão là dấu hiệu còn lại để có thể nhận biết. Vô-lăng nhẵn bóng ở những vị trí tay cầm, hay lớp bọc da bong tróc cũng là biểu hiện dễ nhận thấy.

Với những dòng xe vẫn dùng chìa khóa thông thường thì chiếc chìa khóa và ổ khóa điện cũng là những chi tiết biết nói. Người mua xe cần xem chiếc chìa đã mòn hay chưa, ổ khóa có bị rơ lỏng hay không, và việc vặn chìa khóa có còn trơn tru hay không.

Chọn mua ô tô cũ nào giữ giá nhất

Bạn chọn chiếc xe cũ nào để “mua đi bán lại” không bị mất giá hoặc ít mất giá?

Xe ôtô Ford Escape cũ - sản phẩm đang bán trên mạng xã hội MuaBanNhanh

Vì sao xe giữ giá?

Với người tiêu dùng mua ôtô không kinh doanh, mục đích chỉ sử dụng cho việc cá nhân, gia đình có thể chia làm hai quan điểm khác nhau: một là mua để dùng và không quan tâm đến giá trị bán lại sau này, hai là chỉ sử dụng một thời gian và đặc biệt quan tâm đến xe có bị mất giá sau khi dùng hay không để bán lại.

Nguyên nhân giữ giá có thể thấy là dòng xe nào càng phổ biến nhiều người dùng thì xe cũ sẽ giữ giá. Vì phổ biến nên phụ tùng thay thế (cả chính hãng và không chính hãng) dễ kiếm hơn, giá rẻ hơn. Vì phổ biến nên các gara sẽ quen sửa hơn nên sửa tốt hơn. Cuối cùng chi phí vận hành là thấp nhất, dùng yên tâm hơn. Từ đó hình thành nên tâm lý người tiêu dùng, định hình về dòng xe mua bán không mất giá. Tuy nhiên, xe giữ giá chưa chắc đã là xe tốt nhất.

Xe cũ nào giữ giá nhất?

Dòng xe mua bán không mất giá chia làm hai hạng: hạng bình dân và hạng sang. Và trong cả hai hạng này thì ở thị trường Việt Nam, xe Toyota là giữ giá nhất. Lý do như trình bày ở trên, xe Toyota dường như chỉ có một lỗi duy nhất là: nếu không đổ xăng thì xe không chạy!

Ngoài ra theo một số chuyên gia nhận định: máy lắp cho các dòng xe Toyota ở Việt Nam phần nhiều là động cơ cũ so với các nước nên ít lỗi, ít hỏng vặt, phù hợp với tâm lý người Việt, mặc dù giá xe mới không hề thấp. Trong khi Toyota Việt Nam luôn là đơn vị đi “tiên phong” trong việc tăng giá xe mới.

Xe bình dân của Toyota giữ giá kỷ lục người mua sau một thời gian dùng bán lại vẫn hời chán. Giá bán của thể cao hơn lúc mua trước hoặc có thể ít hơn nhưng so với giá trị khấu hao là không đáng kể.

Các dòng xe giữ giá của Toyota ở Việt Nam được mệnh danh là “thần thánh” vì khả năng giữ giá siêu việt như Vios, Corolla Altis, Innova, hoặc kém cạnh một chút so với “đàn em” là Camry, trong đó Vios vẫn đứng đầu bảng.

Với dòng xe sang của Toyota mang thương hiệu Lexus thì gần như xe nào cũng giữ giá, trong đó RX350 là giữ giá nhất, tiếp là đến GS350 hay ES350, GX470 sau này là GX460.

Ngoài Toyota, trên thị trường Việt Nam còn có các dòng xe cũ ít mất giá được ưa chuộng như Hyndai Santafe máy dầu hay Kia Sorento máy dầu (đỡ mất giá hơn máy xăng).

Đặc biệt, trong khoảng hơn 1 năm gần đây, dòng xe nhỏ Kia Morning lướt lại “hot”, nguyên nhân có thể giá xăng tăng, hạ tầng giao thông ở các đô thị ngột ngạt, chật chội xe nhỏ dễ luồn lách, hơn nữa nhu cầu đi lại trong thành phố không cần quá sanh chảnh.

Xe Ford được đánh giá là dòng xe mất giá nhất thị trường Việt Nam. Tuy nhiên kể từ khi Ford Việt Nam không sản xuất xe Ford Escape nữa thì dòng xe này lại trở thành chiếc xe giữ giá. Lý do: xe gầm cao cỡ nhỏ, tiết kiệm xăng, máy khỏe so với những xe SUV lớn có giá thành đắt đỏ.

Trong phân khúc crossrover xe “giữ giá” là CRV của Honda. Phân khúc bán tải là xe Ford Ranger bản Wildtrack nhập Thái.

Ngoài ra trong phân khúc xe sang, thì dòng xe GLK của Mercedes Benz Việt Nam là chiếc xe “bỗng dưng hot” và giữ giá, nhất là khi mẫu GLK không còn được sản xuất nữa và được thay thế bởi mẫu GLC.

Nguồn: http://trungtamoto.com/mach-nuoc-kinh-nghiem-hay-mua-xe-doi-cu-tai-cac-trung-tam-o-to-uy-tin-72.html